Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8, 9, 10 Cách Đọc Và Mẹo Nhớ Nhanh

 Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu các em muốn học tốt môn Hóa, thì cần phải “tinh thông” lý thuyết có trong bảng tuần hoàn. Vậy, cách đọc và cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học lớp 8, lớp 9, lớp 10 như thế nào? Marathon Education sẽ giới thiệu đến các em tất tần tật về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học qua bài viết sau.

Khái quát về bảng tuần hoàn hóa học lớp 10 của Mendeleev

Bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev
Bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev (Nguồn: Internet)

Một số thông tin về bảng tuần hoàn trong chương trình lớp 10 của Mendeleev: 

  • Bảng tuần hoàn được biên soạn vào năm 1869 bởi nhà hóa học người Nga – Dimitri Mendeleev. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp mọi người dễ dàng sắp xếp, nhận biết và nắm được quy luật của các nguyên tố hóa học
  • Khi các nguyên tố mới được tìm thấy, bảng tuần hoàn cũng trải qua nhiều lần điều chỉnh. Tuy nhiên, các hình thức hiển thị cơ bản vẫn được giữ nguyên như thiết kế lúc đầu của Mendeleev. 
  • Giá trị cốt lõi mà bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đem lại đó là khả năng phân tích tính chất hóa học của một nguyên tố cụ thể dựa vào vị trí trong bảng. Ngoài việc được áp dụng khi học Hóa, bảng tuần hoàn cũng được sử dụng trong 2 môn Lý và Sinh.

Cách xem bảng tuần hoàn hóa học lớp 10

Cách xem thông tin nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học
Cách xem thông tin nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học (Nguồn: Internet)

Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Ô nguyên tố: Thể hiện các thông tin về số hiệu nguyên tử, ký hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố hóa học trong ô.
  • Chu kỳ: Dãy các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân và các nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Có tất cả 7 chu kỳ trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, chu kỳ 1, 2, 3 gọi là chu kỳ nhỏ, chu kỳ 4, 5, 6, 7 gọi là chu kỳ lớn.
  • Nhóm nguyên tố: Tập hợp các nguyên tố có tính chất tương tư nhau do trong nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân từ dưới lên trên.

Chi tiết của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Chi tiết của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
Chi tiết của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn (Nguồn: Internet)

Để việc xem bảng tuần hoàn hóa các nguyên tố hóa học lớp 10 dễ dàng và chuẩn xác, các em cần làm quen với một số thuật ngữ như bên dưới:

  • Số hiệu nguyên tử: Còn có tên gọi khác là số proton của nguyên tố hóa học. Danh từ này biểu thị cho số proton của một nguyên tử và số điện tích của hạt nhân. Số hiệu nguyên tử có giá trị bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện. Đặc biệt, số hiệu nguyên tử sẽ giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. 
  • Nguyên tử khối trung bình: Hầu hết, các nguyên tố hóa học đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị khác nhau, có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Do đó, nguyên tử khối của các nguyên tố này sẽ được tính bằng nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp đồng vị dựa theo tỉ lệ phần trăm của các nguyên tử tương ứng.
  • Cấu hình electron: Cho thấy sự phân bố của các electron ở những trạng thái năng lượng khác nhau trong lớp vỏ nguyên tử hoặc ở những nơi mà chúng hiện diện.
  • Độ âm điện: Là khả năng hút electron trong quá trình tạo thành liên kết hóa học. Về phần này, các em cần ghi nhớ rằng độ âm điện tỉ lệ thuận với tính phi kim. Cụ thể, nếu độ âm điện của nguyên tố càng lớn, tính phi kim càng mạnh và ngược lại. 
  • Số oxi hóa: Là số sử dụng cho 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử. Nhờ vào con số này, các em có thể tính được số electron trao đổi khi tham gia phản ứng.
  • Tên nguyên tố: Gồm 1 kiểu nguyên tử duy nhất, được phân biệt dựa trên số hiệu nguyên tử.
  • Ký hiệu hóa học: Là tên viết tắt của nguyên tố hóa học, gồm 1 hoặc 2 chữ cái Latin. Chữ đầu tiên thường sẽ viết hoa.

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

1. Khi biết được vị trí của nguyên tố hóa học, ta có thể suy ra được tính chất và cấu tạo của nguyên tố hóa học đó.

Ví dụ: Khi biết nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA, ta có thể suy ra được:

  • Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là 16+ và nguyên tố này có 16 electron (số hiệu nguyên tử là 16)
  • Nguyên tố X có 3 lớp electron (thuộc chu kỳ 3).
  • Lớp ngoài cùng của nguyên tố X có 6 electron (thuộc nhóm VIA).

2. Khi biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố hóa học, ta có thể suy ra được tính chất và vị trí của nguyên tố hóa học đó trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.

Ví dụ: Khi biết nguyên tố Y có điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron, ta có thể suy ra được:

  • Nguyên tố Y nằm ở ô thứ 12 (điện tích hạt nhân là 12+), thuộc chu kỳ 3 (có 3 lớp electron), nhóm IIA (lớp ngoài cùng có 2 electron) trên bảng tuần hoàn.
  • Do nằm ở đầu chu kỳ, nên nguyên tố Y là kim loại.

Cách học thuộc nhanh bảng tuần hoàn hóa học lớp 10

Thực tế, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 10 có khá nhiều thông tin. Hãy áp dụng 1 trong 3 cách sau để việc học thuộc và ghi nhớ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

Cách 1: Nghiên cứu bảng tuần hoàn

Mỗi ô trong bảng tuần hoàn sẽ hiển thị thông tin về tên, ký hiệu, số hiệu nguyên tử. Chỉ cần ghi nhớ 10 nguyên tố đầu tiên, các em sẽ tìm ra quy luật cho các nguyên tố còn lại. 

Cách 2: In và dán bảng tuần hoàn ở những nơi dễ nhận thấy trong không gian học

Cách học thuộc nhanh bảng tuần hoàn hóa học
Cách học thuộc nhanh bảng tuần hoàn (Nguồn: Internet)

Các em hãy dán bảng tuần hoàn ở những nơi dễ quan sát và chia thành nhiều phần để học. Điều này thật sự mang đến hiệu quả cao trong việc ghi nhớ.

Cách 3: Dùng phương pháp để ghi nhớ

Để có thể nhớ lâu kiến thức trong bảng tuần hoàn, các em cần thường xuyên làm bài tập và áp dụng câu thơ/văn xuôi để ghi nhớ:

Hơn hết, để có thể nhớ lâu kiến thức trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, các em cần thường xuyên làm bài tập và áp dụng câu thơ/văn xuôi để ghi nhớ 20 nguyên tố đầu:

Hoàng hôn lặn bể Bắc

Chợt nhớ ở phương Nam

Nắng mai ánh sương phủ

Song cửa ai không cài.

H
Hoàng
He
Hôn
Li
Lặng
Be
Bể
B
Bắc
C
Chợt
N
Nhớ
O
F
Phương
Ne
Nam
Na
Nắng
Mg
Mai
Al
Ánh
Si
Sương
P
Phủ
S
Song
Cl
Cửa
Ar
Ai
K
Không
Ca
Cài

Bảng tuần hoàn hóa học rõ nét, đầy đủ nhất

Để giúp các em có thể học tập hiệu quả, Marathon Education đã tổng hợp các file pdf, file ảnh bảng tuần hoàn hóa học rõ nét, đầy đủ nhất lớp 8, lớp 9, lớp 10 bên dưới đây. Các em có thể tải về, in màu hoặc in trắng đen để học tập.

Bài tập vận dụng có đáp án

Bài tập 1: Nêu cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại và tính chất phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 7, 12, 16.

Lời giải:

Gọi A, B, C là 3 nguyên tố có số hiệu nguyên tử theo yêu cầu đề bài, dựa trên bảng nguyên tố hóa học, ta có bảng sau:

Nguyên tốSố hiệu nguyên tửCấu tạo nguyên tửTính chất
Điện tích hạt nhânSố e trong nguyên tửSố lớp electronSố e lớp ngoài cùngKim loạiPhi kim
A77+725x
B1212+1232x
C166+636x

Bài tập 2: Cho biết nguyên tố M có cấu tạo nguyên tử với điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Xác định vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn:

  • Ô số 11 (điện tích hạt nhân là 11+)
  • Chu kì 3 (3 lớp electron)
  • Nhóm I (lớp ngoài cùng có 1 electron)

Từ 3 thông tin trên, ta có thể kết luận:

  • Tên nguyên tố M là Natri.
  • Ký hiệu hóa học là Na.
  • Nguyên tử khối là 23.

Bài tập 3: Đặc điểm của các nguyên tố trong thuộc nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự Natri (có khả năng tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng khí hidro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối… Hãy viết 3 phương trình phản ứng minh họa với Kali.

Lời giải:

  • Kali tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

 2K + 2H2O → 2KOH + H2

  • Kali tác dụng với oxi tạo thành oxit.

 4K + O2 → 2K2O

  • Kali tác dụng với phi kim tạo thành muối.

 2K + Cl2 → 2KCl

Xem thêm: SWOT là gì

Nhận xét